19:08 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Hỗ trợ

BAN GIÁM ĐỐC - 0938 150 980


LẬP DỰ ÁN - 0948 80 53 53


PHÁT TRIỂN DỰ ÁN - 05003 91 11 79


TIẾP THỊ DỰ ÁN - 0983 680 350


KINH DOANH - 0915 14 70 70


BIÊN PHIÊN DỊCH

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 13


Hôm nayHôm nay : 277

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 6273

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1515092

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website Đất Vàng Buôn Ma Thuột từ đâu ?

Qua Internet

Qua báo chí

Qua bạn bè

Biển hiệu công ty

Tờ rơi, tài liệu

Khác

Trang nhất » Tin Tức » Thông tin BMT - Dak Lak » Thông tin tổng quan

Thông tin tổng quan về Tỉnh Dak Lak

Thứ bảy - 24/08/2013 21:58
Thông tin tổng quan về Tỉnh Dak Lak

Thông tin tổng quan về Tỉnh Dak Lak

Thông tin về tiềm năng và định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Dak Lak đến năm 2020
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
 

Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý  từ 107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và  từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc.

- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai   

- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng

- Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa

- Phia Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông.

Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từBắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.

 

TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI
 
I. Dân cư:
Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số tỉnh Đắk Lắk là 1.728.380 người. Trong đó, dân số đô thị chiếm 22,5%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 77,5%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 người/km2, nhưng phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Drắk, Ea Hleo v.v… Các dân tộc thiểu số sinh sống ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm giảm từ 24,4% năm 2000 xuống còn 14,2% vào năm 2008. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai, v.v… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Drak và kéo dài lên Buôn Ma Thuột.
Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.
 
II. Hành chính:
Tỉnh Đắk Lắk bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện; trong đó có 180 xã, phường, thị trấn.
1. Thành phố Buôn Ma Thuột: 13 phường và 8 xã
2. Thị xã Buôn Hồ:
3. Huyện Ea H’leo: 1 thị trấn và 11 xã
4. Huyện Ea Súp: 1 thị trấn và 9 xã
5. Huyện Buôn Đôn: 7 xã
6. Huyện Cư M’gar: 2 thị trấn và 15 xã
7. Huyện Krông Búk: 1 thị trấn và 14 xã
8. Huyện Ea Kar: 2 thị trấn và 14 xã
9. Huyện M’Đrắk: 1 thị trấn và 12 xã
10. Huyện Krông Bông: 1 thị trấn và 13 xã
11. Huyện Krông Pắc: 1 thị trấn và 15 xã
12. Huyện Krông A Na: 1 thị trấn và 7 xã
13. Huyện Lăk: 1 thị trấn và 10 xã
14. Huyện Krông Năng: 1 thị trấn và 11 xã
15. Huyện Cư Kuin: 8 xã
* Các cơ quan hành chính:
1. Uỷ ban nhân dân
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 09 Lê Duẩn - ĐT: (050) 3851206 - 3856128
- Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột: 01 Lý Nam Đế - ĐT: (0500) 3953522
2. Các Sở, Ban, Ngành
- Sở thông tin và Truyền thông: 15 Nơ Trang Lơng - ĐT: (0500) 3860010 
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: 17 Lê Duẩn - ĐT: (0500) 3851462
- Sở Công thương: 09 Nguyễn Tất Thành- ĐT: (0500) 3950993
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 46 Phan Bội Châu - ĐT: (0500) 3852477
- Sở Giao thông Vận tải: 7 Đinh Tiên Hoàng - ĐT: (0500) 3854356
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch: 17 Phan Bội Châu - ĐT: (0500) 3852404
- Sở Tư pháp: đường Trường Chinh - ĐT: (0500) 3955726
- Sở Xây dựng: 15 Hùng Vương - ĐT: (0500) 3856168 - 3851295
- Sở Nội vụ: 180 Nguyễn Du - ĐT: (0500) 3855542 - 3852353
- Sở Tài chính: 07 Nguyễn Tất Thành - ĐT: (0500) 3852446 - 3852377
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 47 Nguyễn Tất Thành - ĐT: (0500) 3956752
- Sở Công an Đắk Lắk: 58 Nguyễn Tất Thành - ĐT: (0500) 3852537
+ Phòng Cảnh sát Điều tra: ĐT: (0500) 3853600
+ Phòng Cảnh sát Bảo vệ: ĐT: (0500) 3812216
+ Phòng Xuất nhập cảnh: ĐT: (0500) 3853421
 
III. Giáo dục – Đào tạo:
Ngành giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư thích đáng và đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Năm 2000 Đắk Lắk đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận tỉnh đã hoàn thành chương trình quốc gia xoá mù chữ và phổ cập tiểu học.
Năm học 2008 - 2009, toàn tỉnh có 656 trường phổ thông với 12.856 lớp học, 20.261 giáo viên và 420.751 học sinh.
Tỉnh hiện có trường Đại học Tây Nguyên là trường đại học lớn nhất của Tây Nguyên, 01 trường Cao đẳng Sư phạm, 03 trường trung học chuyên nghiệp và 02 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, trung tâm giáo dục thường xuyên tại tất cả các huyện, thành phố và hệ thống các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học trên toàn tỉnh.
Với hệ thống các trường đào tạo hiện có, trong những năm qua đã đào tạo, bồi dưỡng và cơ bản cung cấp đủ đội ngũ cán bộ, giáo viên phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các viện, trường trung ương:
* Trường Đại học Tây Nguyên:
Trường có 5 khoa: Dự bị, Sư phạm, Nông lâm, Kinh tế và khoa Y; 3 trung tâm: Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Tây Nguyên, Trung tâm Công nghệ Sinh học, Trung tâm nghiên cứu lâm sàng và sức khoẻ cộng đồng và 2 đơn vị phục vụ: Trung tâm Khảo thí và Trung tâm thông tin - Thư viện. Lực lượng cán bộ, giảng viên 390 người (giảng viên là 277 người) trong đó có 30 tiến sỹ, 91 thạc sỹ, 48 giảng viên chính. Hiện có khoảng 5.000 sinh viên theo học trong các khoa.
* Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
Được thành lập theo Quyết định 930/1977/QĐ-TTg, Với chức năng chính là nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về nông lâm nghiệp, thuỷ lợi của vùng Tây Nguyên; Tham gia đào tạo, tư vấn, hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan. Với tổng số nhân viên là 268 người; trong đó 6 tiến sĩ, 10 thạc sĩ.
* Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
Được thành lập năm 1977 với lĩnh vực hoạt động là khoa học y dược. Tổng số nhân viên là 89 người trong đó 54 người có trình độ cao đẳng trở lên.
Một số kết quả đạt được trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:
- Về Khoa học công nghệ: Đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông lâm nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, chế biến đối với một số loại nông sản, đảm bảo chất lượng xuất khẩu.
- Về khoa học xã hội và nhân văn: Đã tập trung nghiên cứu bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống. Nhiều đề tài đã đi sâu nghiên cứu về bản sắc văn hoá các dân tộc bản địa. Tìm hiểu về luật tục, chữ viết, nghi lễ, lễ hội, hoa văn truyền thống, nhằm khôi phục và phát huy những giá trị văn hoá của các dân tộc, nâng cao sự hưởng thụ văn hoá trong cộng đồng.
Về điều tra cơ bản:
Đắk Lắk có hàng trăm công trình lớn nhỏ về điều tra cơ bản thuộc nhiều lĩnh vực như: Chương trình Tây Nguyên I, Chương trình Tây Nguyên II, các chương trình, đề tài, dự án điều tra về tài nguyên khoáng sản, sinh thái và xã hội của Đắk Lắk - Tây Nguyên, các dự án hợp tác quốc tế về sử dụng hợp lý tài nguyên nước, đất, đa dạng sinh học...
 
IV. Y tế
Tại Đắk Lắk, mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường.
Toàn tỉnh có 203 cơ sở y tế với 3.911 giường bệnh, 4.230 cán bộ y tế, đạt tỷ lệ 22 giường bệnh và 23,8 cán bộ y tế trên 1 vạn dân; từng bước đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Tuyến tỉnh có 1 bệnh viện đa khoa, 1 bệnh viện chuyên khoa, 1 khu điều trị phong cùng 7 cơ sở y tế khác (da liễu, sốt rét, tâm thần...).
Tuyến huyện có 14 bệnh viện đa khoa, 14 đội vệ sinh phòng dịch sốt rét và 14 ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình.
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
 

 

     Giao thông vận tải
     Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đăk Nông). Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai qua quốc lộ 14 sẽ đến trung tâm kinh tế Đà Nẵng và khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Phía đông giáp tỉnh Khánh Hoà qua quốc lộ 26, đây là trung tâm du lịch lớn của cả nước, đồng thời có cảng biển giao thương hàng hoá với nước ngoài. Phía nam là các tỉnh Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh qua quốc lộ 14. Đây là trung tâm kinh tế trọng điểm của phía Nam. Phía tây là vương quốc Campuchia thông qua cửa khẩu kinh tế Đăk Ruê.
     Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung sẽ hình thành mạch giao thông rất thuận lợi để phát triển thương mai - dịch vụ. Cùng với việc Chính phủ đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các công trình đầu tư nhằm khai thác lợi thế của tuyến giao thông này. Điển hình là việc đầu tư xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và các trục giao thông sẽ hình thành nhánh của con dường xuyên Á bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) - Myanmar - Lào - Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y tạo mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Đây cũng là điều kiện khá lý tưởng để thu hút khách du lịch các nước theo tuyến đường bộ này vào Tây Nguyên - Đắk Lắk cũng như khuyến khích du khách Đắk Lắk đi du lịch nước ngoài.
     Đường giao thông nội tỉnh được đầu tư mở mới và nâng cấp thuận lợi có thể thông thương đến biên giới Campuchia.
     Với một vị trí thuận lợi như vậy, Đắk Lắk sẽ là trung tâm giao lưu hàng hoá giữa các vùng và tạo điều kiện cho phát triển du lịch, dịch vụ trong những năm tới đây.
     Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397,5km đường quốc lộ, trong đó:
     - Quốc lộ 14: 126 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông
     - Quốc lộ 26: 119 km, từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến TP Buôn Ma Thuột
     - Quốc lộ 27: 84 km, từ TP Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng
     - Quốc lộ 14C: 68,5 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông.
     Đường hàng không: Hàng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và ngược lại bằng máy bay cỡ trung A320.
     Cụm cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đang tiếp tục được đầu tư xây dựng hệ thống sân bãi và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai.
     Xe buýt: Hiện nay, đã có tuyến xe buýt đến tất cả các điểm thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và từ thành phố Buôn Ma Thuột đi đến trung tâm hầu hết các huyện trong tỉnhgóp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu đi lại và hạn chế tai nạn giao thông.
     Quy hoạch đến 2010 và 2020
     Giao thông đường bộ
     Từ nay đến năm 2020, tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một số công trình có yêu cầu cấp thiết, đảm bảo mật độ mạng lưới đường trên 0,6 km/km2. Phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa hoặc bê tông hóa toàn bộ tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị; 50% số km đường xã được cứng hóa.
     Đến năm 2020, quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk được dự kiến:
     - Nâng cấp 4 tuyến quốc lộ, các tuyến tỉnh lộ hiện có
     - Qui hoạch thêm tuyến quốc lộ mới (Đắk Lắk - Phú Yên), đường Trường Sơn Đông và nâng cấp từ các tuyến huyện lộ lên tỉnh lộ.
     - Cải tạo nâng cấp hệ thống huyện lộ, đường đô thị, đường xã, hệ thống đường thôn, buôn và các đường chuyên dùng nông, lâm nghiệp.
     - Tạo thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh nối với mạng lưới đường quốc gia và nối với các tuyến đường trong Tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia.
     Qui hoạch giao thông tĩnh:
     - Quy hoạch, xây dựng điểm dừng, điểm nghỉ tại đèo Hà Lan - Krông Buk trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
     - Dự kiến quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 3 bến xe khách, 1 bến xe buýt ở trung tâm thành phố, hình thành mạng lưới các điểm đỗ xe buýt nội thị và đến các điểm ven đô, các huyện lân cận, 3 bãi đỗ xe tải các bãi đỗ xe con, xe du lịch ở những nơi tham quan, du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, chợ. Tại ở mỗi thị xã, mỗi huyện có từ 1- 2 bến xe khách
     - Xây dựng một trung tâm sát hạch lái xe của tỉnh và mạng lưới Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại thành phố Buôn Ma Thuột và khu vực các huyện Ea Kar và Krông Buk.
     Giao thông hàng không: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột hiện tại là cấp 4E cho loại máy bay A 321 lên xuống, trong khi đó công suất nhà ga 150.000 hành khách/năm. Đến năm 2010 phục vụ 300.000 hành khách/năm (năm 2020 là 800.000) và 3.000 tấn hàng hóa/năm.
     Giao thông đường sắt: Qui hoạch tuyến đường sắt Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 160 km, trong đó đoạn nằm trên địa phận tỉnh Đắk Lắk dài khoảng 85 km; tổng số ga trên toàn tuyến là 8 ga, trong đó trên địa phận Đắk Lắk có 5 ga.
     Bưu chính viễn thông
     Toàn bộ hệ thống viễn thông đã được số hóa, nhiều thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng. Hệ thống điện thoại cố định đến trung tâm tất cả các xã trong tỉnh, tỷ lệ điện thoại cố định đạt 5,2 máy / 100 dân.
     Hiện tại tất cả các huyện trong tỉnh đã có sóng di động, với các nhà cung cấp dịch vụ: Mobifone, Vinaphone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile.
     Dịch vụ internet ADSL hiện tại đã có ở hầu hết tất cả các huyện trong tỉnh, với 2 nhà cung cấp dịch vụ VDC và Viettel.
     Quy hoạch đến 2010 và 2015
     Triển khai chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể là:
     Năm 2010 mạng thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong tỉnh bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và internet băng rộng. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp huyện và thành phố được kết nối internet băng thông rộng và kết nối mạng diện rộng của Chính phủ. 100% số xã trong tỉnh có điện thoại; 100% các điểm bưu điện văn hóa xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng được kết nối internet.
     Đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động, internet, thương mại điện tử, dịch vụ phục vụ Chính phủ điện tử, dịch vụ công, dịch vụ công cộng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên địa bàn tỉnh.
     Năm 2010, đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 4.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 3 km, đạt chỉ tiêu 100% số xã có báo đến trong ngày. Đến năm 2020 đạt mức bình quân duới 3.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 2 km.
     Năm 2010, mật độ điện thoại bình quân đạt 32 - 35 máy/100 dân; mật độ internet đạt 8 - 12 thuê bao/100 dân. Năm 2020, mật độ điện thoại bình quân đạt 50 máy/100 dân.
     Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại; vững vàng về quản lý kinh tế.
     Cấp thoát nước
     Có hệ thống xử lý và cấp nước tập trung, đủ cho sinh hoạt của người dân tại thành phố Buôn Ma Thuột và các thị trấn Buôn Hồ (huyện Krông Buk), Buôn Trấp (huyện Krông Ana), Quảng Phú (huyện Cư M’gar)... Ngoài ra còn có các hệ thống cấp nước khác phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp.
     Năm 2006, tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sạch đạt 60%, trong đó ở khu vực thành thị đạt 72%, khu vực nông thôn 46%.
     Quy hoạch đến 2010: Đến năm 2010, đảm bảo cho 100% dân số thành thị được dùng nước sạch với định mức bình quân 120 lít/ngày và trên 70% dân số nông thôn với bình quân 80 - 90 lít/ ngày. Đến năm 2020 có 100% dân số được sử dụng nước sạch.
     Tranh thủ thu hút các nguồn vốn ODA, NGO; kết hợp nhà nuớc và nhân dân cùng làm, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, nhà máy nước, trạm cấp nước và được thu tiền sử dụng nước của các hộ gia đình.
     Khuyến khích thành lập các hợp tác xã kinh doanh nước sinh hoạt. Thực hiện giá khuyến khích lắp đặt và sử dụng nước, hoặc cho vay trả chậm đối với các hộ nghèo.
     Điện lực
     Mạng lưới điện: Điện của tỉnh Đắk Lắk đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay, toàn bộ các xã đã có điện lưới với tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới lên tới 84%.
     Hệ thống thủy điện: Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện. Trên địa bàn của tỉnh có các đầm hồ lớn như hồ Lắk (huyện Lắk), sông Sêrêpôk có trữ lượng thủy điện khoảng 2.636 triệu KW. Hiện tại có 23 công trình thuỷ điện nhỏ đã được đầu tư xây dựng với tổng công suất lắp máy 14.280KW đang hoạt động. Các công trình thủy điện lớn là Buôn Kuốp 280 MW và Buôn Tua Srah 86 MW đã được khởi công xây dựng, công trình Sêrêpôk III 220 MW và Sêrêpôk IV 70 MW đang chuẩn bị khởi công.
     Quy hoạch đến 2010 và 2015: Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho các ngành sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của dân cư. Phấn đấu đến năm 2010, có 95% số hộ có điện và đến năm 2015 là 100% số hộ dân trong toàn tỉnh có điện.
Tích cực xây dựng các nhà máy thuỷ điện có công suất vừa và nhỏ để bổ sung một phần nguồn điện cho hệ thống điện của tỉnh, đồng thời tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương.
     Đến năm 2010 - 2020 xây dựng thêm một số trạm 110KV để tăng tính liên tục cung cấp điện. Xây dựng một số đường dây trung áp từ trạm 110KV để cấp điện cho các khu công nghiệp. Tiếp tục hoàn chỉnh lưới điện 110 KV tại các vùng phụ tải.
     Hệ thống thủy lợi
     Đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 533 công trình thủy lợi các loại, trong đó có khoảng 441 hồ chứa, còn lại là các đập dâng và một số trạm bơm lưới. Tổng dung tích trữ nước từ các công trình thủy lợi khoảng gần 421 triệu m3 (ch­ưa kể hồ Easúp). Hàng năm đảm bảo cung cấp nước tư­ới cho 18.000 ha lúa và 40.600 ha cà phê.
     Kế hoạch đầu tư công trình thủy lợi đến năm 2010: Đầu tư­ xây dựng 625 công trình, trong đó:
     - Xây dựng mới: 175 công trình;
     - Sửa chữa nâng cấp: 152 công trình;
     - Kiên cố hóa kênh mương: 298 công trình
     Để t­ưới cho 88.522 ha cây trồng với tổng mức vốn đầu tư dự kiến 4.850 tỷ đồng. Đến năm 2010 đảm bảo đủ nước tưới cho 70% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới và đến năm 2020 đạt 90%.
 
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN 2020
 
I. CÁC MỤC TIÊU CHỦ YẾU
1.1. Mục tiêu kinh tế:
Phấn đấu tăng tổng GDP (theo giá so sánh 1994) đến năm 2010 gấp 1,7 lần so với năm 2005, năm 2020 gấp 3,03 lần so với năm 2010. GDP/người (giá hiện hành năm 2005) năm 2010 đạt khoảng 9,5 - 10 triệu đồng, năm 2020 khoảng 42 – 43,3 triệu đồng; thu hẹp khoảng cách thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) so với cả nước đạt 55% năm 2010, lên 61% năm 2015 và đến năm 2020 đạt 75%; tương ứng với các mốc thời gian trên, so với vùng Tây Nguyên đạt: 84%, 95% và 103%.
* Về tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP (giá so sánh 1994):
- Thời kỳ 2006 - 2010: Phấn đấu tăng GDP bình quân mỗi năm 11 - 12%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 22 - 23%; nông - lâm nghiệp tăng 4,8 - 5%, dịch vụ tăng 20 - 21%.
- Thời kỳ 2011 - 2015: GDP tăng bình quân năm 12 - 12,5%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19,5 - 20%, nông - lâm nghiệp tăng 4,5 - 5%, dịch vụ tăng 16,3 - 17%.
- Thời kỳ 2016 - 2020: GDP tăng bình quân năm 12,5 - 13%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19 - 20%, nông - lâm nghiệp tăng 4,4 - 4,5%, dịch vụ tăng 13 - 14%.
* Về cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịch dần từ nông, lâm nghiệp - công nghiệp - xây dựng - dịch vụ (thời kỳ 2006 - 2010 với tỷ trọng của 3 khu vực trên trong GDP của tỉnh vào năm 2010, tính theo giá so sánh là 48 - 49%, 20,5 - 21%, 30,5 -31%; tính theo giá hiện hành là 35 - 36%, 27 - 28%, 36 - 37%) sang dịch vụ - công nghiệp - xây dựng - nông lâm nghiệp vào thời kỳ sau (đến năm 2020, tỉ trọng của 3 khu vực trên trong GDP là 40 - 41%, 34 - 35 %, 25 - 26%).
+ Giá trị xuất khẩu đến năm 2010 đạt 380 triệu USD, năm 2015 đạt 600 triệu USD và 2020 đạt 1.000 triệu USD.
+ Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách khoảng 12 - 13% vào năm 2010, 14 - 15% vào năm 2015 và 16 - 18% vào năm 2020.
+ Tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội (theo giá thực tế) thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 23 nghìn tỷ đồng, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 62 - 63 nghìn tỷ đồng và 148 - 149 nghìn tỷ đồng thời kỳ 2016 - 2020. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân năm đạt khoảng 19,6% thời kỳ 2006 - 2010, 22% thời kỳ 2011 - 2015 và 18,9 - 19% thời kỳ 2016 - 2020.
1.2. Mục tiêu xã hội:
Phấn đấu giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2010 còn 1,5%, năm 2015 còn 1,3% và năm 2020 là 1,1%. Tỉ lệ dân số thành thị chiếm 30% năm 2010, 35% năm 2015 và 45,6% năm 2020. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong lao động xã hội đạt 73 - 74% vào năm 2010 và giảm xuống còn 50 - 55% vào năm 2020.
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội cơ bản, giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) xuống còn 15% vào năm 2010, đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo.
Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 36% năm 2010 và tăng lên 46% vào năm 2020 (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo là đồng bào các dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 30% và 40% trong các năm tương ứng). 
Giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3% vào năm 2010 và giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 5%.
Phấn đấu đến năm 2008 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong độ tuổi. Năm 2020 có 75% phổ cập trung học phổ thông trong độ tuổi.
Phấn đấu đến năm 2010 có 85% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và đạt 100% vào năm 2015, 100% trạm y tế xã có bác sĩ và 4,3 bác sĩ/vạn dân, đến năm 2020 có 8 - 10 bác sĩ/vạn dân. 
Giảm tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng xuống dưới 25% năm 2010 và xuống còn 15% vào năm 2020 (tỷ lệ tương ứng này đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đạt từ 35% và 20%).
Tăng tỉ lệ số hộ được sử dụng điện đạt 95% vào năm 2010 và đạt 100% vào năm 2015.Năm 2010, mật độ điện thoại bình quân đạt 32 - 35 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 8 - 12 thuê bao/100 dân. Năm 2020, mật độ điện thoại bình quân đạt 50 máy/100 dân.
Đảm bảo nước sạch cho dân cư, đưa tỉ lệ số hộ được dùng nước sạch, nước qua xử lý lên 100% dân số đô thị và 70% dân số nông thôn vào năm 2010 và cơ bản giải quyết nước sạch cho dân cư nông thôn vào năm 2020.
1.3. Mục tiêu môi trường:
Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 50% vào năm 2010 và 54% vào năm 2020, tăng diện tích cây xanh ở thành phố và các đô thị khác của tỉnh.
Từng bước ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế của tỉnh. Đến năm 2015 các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm.
Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở thành phố Buôn Ma Thuột, các thị xã mới nâng cấp, các khu cụm công nghiệp; Đến năm 2010 có 100% các thành phố và thị xã, khu cụm công nghiệp được thu gom và xử lý rác thải, xử lý được 100% chất thải bệnh viện và 60% chất thải nguy hại. Xử lý cơ bản sự cố môi trường trên các dòng sông chảy qua tỉnh.
Phương án chọn về tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 là 11 - 12%, 12 - 12,5% cho thời kỳ 2011 - 2015 và 12,5 - 13% cho thời kỳ 2016 - 2020 là phương án tăng trưởng chung cho nền kinh tế, lấy đó làm cơ sở cho việc luận chứng tăng trưởng các ngành, lĩnh vực theo các phương án cơ cấu kinh tế ngành.
II. DỰ KIẾN CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN ĐỘT PHÁ
Trọng điểm 1: Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng về thuỷ điện; khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản như công nghiệp chế biến cao su, điều, cà phê, bông vải và các loại nông sản khác, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hàng mộc cao cấp xuất khẩu, vật liệu xây dựng, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống...
Trọng điểm 2: Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là yếu tố nền tảng, tạo tiền đề cho quá trình phát triển, là trọng điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát triển 10 - 15 năm tới. Ưu tiên đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông và hệ thống thuỷ lợi. Tiếp tục xây dựng các mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn thông. Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng biên giới; mở cửa khẩu Đăk Ruê. Phát triển và mở rộng hệ thống đô thị, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị hạt nhân và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao của tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc tham gia tích cực vào quá trình phát triển cùng với các địa phương, lãnh thổ trong Tam giác Việt Nam - Lào - Cămpuchia.
Trọng điểm 3: Tạo bước chuyển biến vượt bậc trong du lịch, dịch vụ với mức tăng trưởng cao. Tập trung đầu tư các cụm du lịch trọng điểm Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, hồ Lăk v.v… Nâng cao năng lực và chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường liên doanh liên kết với các vùng lân cận và cả nước, đặc biệt là với TP. Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung trong phát triển du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, trao đổi hàng hóa.  Phát triển nông, lâm, nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, đầu tư chiều sâu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hình thành các vùng trọng điểm, sản xuất tập trung cây trồng, vật nuôi chủ lực, mũi nhọn của tỉnh. Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ổn định sản xuất, nâng cao đời sống.
Trọng điểm 4: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, các doanh nhân, công nhân lành nghề; xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 
Đối tác chiến lược